Những thứ cần thiết cho bà bầu trước khi sinh nở

Để chào đón thiên thần bé nhỏ của mình chào đời, các bà mẹ và ông bố nên cần phải hiểu biết về những kiến thức về sinh nở, chuẩn bị dụng cụ cho trẻ để giúp việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Với bài viết bà bầu sắp sinh cần chuẩn bị những gì hôm nay, hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích cho việc chuẩn bị lâm bồn. Chúng tôi xin TIẾT LỘ TẤT CẢ NHỮNG THỨ CẦN THIẾT CHO BÀ BẦU TRƯỚC KHI SINH NỞ.

Bước vào giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9 khi các bà mẹ mang thai đây là giai đoạn mà khiến tâm lí bà mẹ, ông chồng thường LO LẮNG, BỒN CHỒN, nôn nóng sự chào đời của thiên thần bé nhỏ kia. Nhưng điều lo lắng nhất của các ông chồng chính là KHÔNG BIẾT cần chuẩn bị những gì để giúp vợ trong những ngày sinh nở. Đây không chỉ là điều khiến ông chồng lo lắng mà các bà mẹ cũng rất tò mò không biết nên làm gì? Vậy bà bầu sắp sinh cần chuẩn bị những gì? Để giải quyết nỗi lo này, các ông bố bà mẹ cùng theo dõi bài viết nhé!

Giữ vững tâm lí

Điều đầu tiên các bà mẹ và ông bố cần biết đến đó chính là phải giữ vững tâm lí. Bởi giai đoạn này thường khiến tâm lí người mẹ sẽ ra nhiều biến cố, bụng bà bầu lúc này trở nên nặng nề hơn, cùng với dấu hiệu đau lưng, chuyển dạ sắp sinh khiến tinh thần người mẹ thường xa suốt. Thêm đó là tâm trạng lo lắng, suy nghĩ không biết nên chuẩn bị gì cho trẻ, chuẩn bị đồ đạc gì khi sinh, rồi việc sinh nở như thế nào, dường như đây là giai đoạn mà hàng loạt câu hỏi luôn xoay quanh bà bầu. Chính vì thế mà bà bầu cần được giữ tinh thần khỏe mạnh, thoải mái, để việc sinh nở diễn ra thuận lợi và thai nhi được đảm bảo an toàn.

Chuẩn bị đồ cho trẻ

  • Tã lót: tã chéo, tã xô và tã giấy, số lượng khoảng 30
  • Khăn: Cần chuẩn bị khăn xô, khăn sữa, mỗi loại khoảng 10 chiếc; khăn tắm khoảng 2-3 chiếc
  • Vớ, bao chân tay: cần chuẩn bị khoảng 5-10 bộ
  • Quần áo sơ sinh: Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn
  • Băng rốn, lơ rưỡi: 5 hộp băng rốn, 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần
  • Gối lõm, gố chặn: Chuẩn bị mỗi loại khoảng 2 cái
  • Bình sữa và dụng cụ đi kèm: chuẩn bị khoảng 2-3, thêm dụng cụ vệ sinh bình sữa.
  • Bông ngoáy tai: dùng để vệ sinh tai, mũi cho bé
  • Giỏ, rổ đựng đồ: dùng đựng các đồ cần thiết cho bé
  • Phấm rôm hoặc kem chống hăm: dùng dưỡng da và chống hăm cho bé. Nên dùng kem chống hăm HPcream cho an toàn tuyệt đối và hiệu quả tốt nhất.
  • Dầu, nước tắm gội: dùng cho bé khi tắm, cho bé sạch sẽ và thơm tho.
  • Giấy thấm, giấy lót, giấy ướt: dùng để giữ khô ráo, vệ sinh cho bé.

Chuẩn bị giấy tờ

Lúc “bể bụng bầu” thì giấy tờ thường bị bà bầu “quên trước quên sau”. Do đó, đối với bà bầu sắp sinh cần chuẩn bị những gì thì chuẩn bị giấy tờ là điều rất quan trọng. Bạn nên photo sẵn chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và quan trọng nhất là hồ sơ khám thai của bạn để bác sĩ tiện theo dõi. Nên có bản chính giấy tờ để đối chiếu, có bảo hiểm y tế thì mẹ nên mang theo. Những đồ cần chuẩn bị khi đi sinh tuyệt đối không nên thiếu giấy tờ. Nếu bạn không tiện mang theo thì photo nhiều bản để người thân mang giùm khi “lâm bồn”.



 

Đồ dùng cần chuẩn bị cho mẹ bầu trước khi sinh em bé:

Cũng giống như bé, khi bạn sinh ở bệnh viện vẫn sẽ có áo quần bệnh viện dành cho bạn nhưng những áo quần đó thường rất kém thẩm mỹ, bạn chỉ nên mặc ngày đầu khi vừa sinh xong còn sau đó hãy mặc đồ của mình nhé. Chính vì thế, trước khi đi sinh bạn cần chuẩn bị cho mình những vật dụng sau:
– Áo quần mặc sau sinh, bạn nên lựa chọn những bộ áo quần thoải mái và có thể tiện lợi khi cho con bú nhé: 3 bộ, và phải có 1 bộ đồ dài tay để mặc lúc về nhé;
– Băng vệ sinh thường (dùng khi chuyển dạ): 1 gói;
– Bỉm cho mẹ (dùng sau khi sinh): 5 cái;
– Băng vệ sinh dày (dùng cho những ngày tiếp theo): 1 gói;
– Quần lót giấy: 2 túi;
– Khăn mặt: 1 cái;
– Muối tinh (dùng để vệ sinh răng miệng cho mẹ những ngày đầu): 1 gói để vào lọ cho tiện sử dụng;
– Giấy cuộn mềm: 2 cuộn;
– Chai uống nước to: 1 chai;
– Tất chân: 3 đôi;
– Mũ hoặc khăn choàng đầu: 1 cái;
– Dây hoặc kẹp tóc: 1 cái;
– Lược: 1 cái;
– Áo lót cho con bú: 3-5 cái;

Dấu hiệu bà bầu sắp lâm bồn

Đau lưng nhiều và bị chuột rút
Lúc này, một số bà bầu thường đau lưng là do bắt nguồn từ các khớp xương ở vùng xương chậu và do tử cung bị kéo căng ra. Đây là dấu hiệu không phải ai cũng gặp, nhưng theo thông tin được biết, thì rất nhiều chị em thường đau lưng dữ dội trong những ngày sắp sinh. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở vùng xương chậu giúp xương mẹ co giãn dễ dạng, chuẩn bị cho sự chào đời của thiên thần bé nhỏ.

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng
Vào giai đoạn sắp sinh này của bầ bầu, bé sẽ quay đầu xuống phía dưới và ở vị trí thấp nhất. Vì thế, mà đầu của bé thường bị chèn ép bởi bàng quang của người mẹ sẽ khiến việc buồn tiểu xảy ra thường xuyên giống như ở giai đoạn đầu mới mang thai. Đồng thời giai đoạn này đi lại bạn sẽ thấy khó khăn, lạch bạch hơn, tuy nhiên việc thở của bà bầu dễ dàng hơn, vì bé không còn chèn ép không gian phổi nữa.

Đau tử cung
Khi tới những ngày sắp sinh, hầu hết các bà bầu thường thấy tử cung mình đau nhiều hơn, nhưng mọi người cần lưu ý, phải biết cơn đau co thật và cơn đau co giả. Không giống như đau chuyển dạ, cơn đau co giả thường đau không đều đặn, ít xuất hiện, và đau nhẹ nhàng, còn đau co thật thường diễn ra liên tục và cảm giác đau khó chịu. Các cơn đau tử cung này diễn ra thường xuyên, các đều khoảng 5 đến 7 phút trong một giờ, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang chuyển dạ sắp sinh.

Cảm giác mệt mỏi và muốn nằm nghỉ
Thời gian này thường khiến nhiều bà bầu mệt mỏi nhiều hơn, 1 phần là do bụng càng to, nặng nề và sự chèn ép thận sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó ngủ ngon giấc trong giai đoạn cuối cùng này. Vì vậy, lúc này khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ thì tranh thủ chợp mắt, để cho giấc ngủ được đầy đủ. Đôi lúc một số bà bầu cảm thấy mình không thể nhấc nổi người ra khỏi chiếc giường và lúc thì thấy tràn đầy năng lượng, chỉ muốn đi dọn dẹp, nấu ăn, sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị tổ chào đón bé ra đời.

 

Thông tin thêm:

Nếu sản phụ sinh mổ nên cân nhắc việc uống sữa. Nếu sinh thường, sản phụ có thể ăn uống bất kỳ món gì, nhưng khi sinh mổ, bác sĩ khuyến cáo sản phụ không nên uống sữa. Thực tế có một số sản phụ uống sữa xong bị tiêu chảy. Sản phụ uống sữa có thể khiến bác sĩ khó phân biệt nhiễm trùng từ đâu, do uống sữa hay do vết mổ.

Đặc biệt, đồ đạc quý giá cũng như các đồ trang sức khác: Thứ nhất; sản phụ đeo đồ trang sức lỉnh kỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian tháo ra khỏi người trong trường hợp nguy kịch. Thứ hai, bệnh viện không có trách nhiệm bảo quản đồ đạc cho sản phụ. Ở những chốn công cộng đông người, hiện tượng mất cắp rất dễ xảy ra.

—————————————————————————————-

hp-cream

ĐẶNG ĐỨC HÒA

Hotline0984905754

DOLIPHA Cho làn da khỏe mạnh.

CÔNG TY TNHH TMDV DOLIPHA

Websitehttp://dolipha.com/

 

Check Also

tiêu chảy ở trẻ em

Hãy Cứu Mạng Trẻ Khỏi Bệnh Tiêu Chảy Trước Khi Quá Muộn

Theo một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 1,5 tỷ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc phải bệnh tiêu chảy. Trong số này, có 4 triệu trẻ tử vong vì căn bệnh này, và 80% trong số này là trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, số trường hợp này lên tới 301.570